MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC THEO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC THEO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

ThS. Nguyễn thị Bích Liên

ThS. Trần thị Bích Hải

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số giải pháp nâng cao ý thức và kỹ năng tự học môn ngoại ngữ mà bộ môn Ngoại ngữ trường Đại học Điện lực đã thực hiện trong năm học 2013-2014 và mộ số kết quả ban đầu. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số nhận xét và kiến nghị để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khi tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Abstract

1. Mở đầu

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là xu hướng chung mà các trường Đại học, Cao đẳng nước ta đang triển khai áp dụng. Theo xu hướng này từ năm học 2013-2014 Trường Đại học Điện lực (ĐHĐL) đã bắt đầu tiến hành cho tất cả các môn học, trong đó có ngoại ngữ. Khác với nhiều môn học, việc học tập ngoại ngữ (tiếng Anh) đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ, kiên nhẫn học tập trong thời gian dài, đồng thời chúng ta cũng biết rằng trên thị trường hiện có rất nhiều sách, tài liệu phục vụ cho việc học tiếng Anh. Một trong những yêu cầu đối với sinh viên để việc học theo tín chỉ đạt hiệu quả là sinh viên phải có ý thức và có những kỹ năng nhất định trong việc tự học, tự tìm hiểu tài liệu và chủ động trong giao tiếp thầy – trò.

Để việc học tiếng Anh của sinh viên ĐHĐL đạt hiệu quả, đầu năm học 2013-2014 bộ môn ngoại ngữ, khoa KHCB đã tiến hành khảo sát mức độ tự học của sinh viên. Phương pháp học tập được đa số sinh viên thực hiện là ghi chép bài cẩn thận (74%), tìm nơi yên tĩnh học bài (58%), thường xuyên ôn lại kiến thức đã học (49%), vạch kế hoạch học tập trước (38%). Các phương pháp ít được sử dụng là học nhóm (94%), đọc thêm sách tham khảo (793%), trao đổi bài với giảng viên (79%), liên hệ thực tiễn (74.98%)

Từ những kết quả khảo sát trên có thể thấy nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu chưa cao dẫn tới chưa xây dựng được kỹ năng tự học mà những điều này rất cần thiết để việc học tập theo tín chỉ đạt hiệu quả, đặc biệt là môn ngoại ngữ với đối tượng là học sinh năm thứ nhất chưa quen với việc tự học, tự tìm hiểu, tự đánh giá.

2. Một số giải pháp thực hiện

Trong năm học 2013-2014 bộ môn ngoại ngữ khoa KHCB đã tiến hành nhiều giải pháp chuẩn bị, thực hiện giảng dạy, thi theo hướng tín chỉ với sinh viên các lớp khóa D7,8, C12 của ĐHĐL .

Về giáo trình: Bộ môn lựa chọn thay đổi giáo trình New English File làm giáo trình giảng dạy chính. Ngoài lý do đây là bộ giáo trình cập nhật và phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường thì lý do bộ giáo trình bao gồm nhiều tài liệu đính kèm như ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi, kiểm tra, tổng kết từ vựng, ngữ pháp rất tiện lợi cho việc tự học của sinh viên cũng là một lý do chính.

Bộ môn Ngoại ngữ đã phát động và yêu cầu giáo viên thực hiện giảng dạy với phương châm lấy người học làm trung tâm. Đã tổ chức các chuyên đề, các buổi thảo luận, các buổi diễn đàn, giao lưu nội bộ cũng như với một số trường khác. Trong quá trình đào tạo đã tổ chức trao đổi về đào tạo theo tín chỉ trong đội ngũ giáo viên mà bộ môn quản lý.

Thực hiện giảng dạy: Bộ môn yêu cầu các giáo viên đề nghị GV nâng cao, ứng dụng các kỹ năng mềm vào hoạt động tự học của SV, giảng dạy của GV: hướng dẫn học tập, giải đáp thắc mắc, dạy học trực tuyến, giao bài tập nhóm, bài tập về nhà làm phiếu điểm danh, ngoại khóa, dã ngoại...)

Thi, kiểm tra: Đề thi mở theo hướng để người học tự do phát huy ý kiến của mình đang được đưa vào thực hiện thay cho việc thi trắc nghiệm trước đây.

3. Một số kết quả

Do sinh viên chưa thi hết học kì nên chúng tôi chưa tổng hợp được kết quả của các lớp học thí điểm sử dụng một số biện pháp theo kiến nghị của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyên cần gần như 100% sinh viên lên lớp và làm bài về nhà đầy đủ cũng chứng tỏ sinh viên đã có ý thức rõ hơn về việc tự học ngoài thời gian lên lớp.

4. Một số nhận xét và đề xuất

Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm sau:

  • Hiểu biết của sinh viên Đại học Điện lực về vấn đề tự học mới chỉ dừng lại ở mặt nhận thức, còn nhiều sinh viên chưa có kĩ năng tự học.
  • Phương pháp học tập (tự học) của sinh viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
  • Sinh viên cần thay đổi nhận thức và tâm lý tự học, phải chủ động xây dựng kế hoạch học tập riêng cho mình và phải xây dựng kỹ năng tự đánh giá kết quả
  • Cần trang bị thêm các kỹ năng cơ bản về tin học, anh văn, các kỹ năng mềm khác cho sinh viên.

Như đã nêu ở phần trên phương pháp tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên theo quy chế tín chỉ, trên cơ sở kết quả nghiên cứu và số liệu học tập của sinh viên sau 1 năm học, nhóm đề tài đưa ra một số đề xuất để khuyến khích việc tự học và giúp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên:

  • Nhà trường nên quan tâm hơn đến cơ sở vật chất phục vụ việc học tập cho sinh viên ngoài giờ lên lớp, giải quyết tình hình lớp đông, thiếu các thiết bị phục vụ giảng dạy như loa đài, máy chiếu….
  • Thực hiện mạnh mẽ hơn việc thực hành phương pháp giảng dạy với phương châm lấy người học làm trung tâm.
  • Tổ chức các chuyên đề, các buổi thảo luận, các buổi diễn đàn, giao lưu cho cả giáo viên và sinh viên.
  • Tổ chức giao lưu hoặc lồng ghép với các cuộc thi phát huy tinh thần tự học của sinh viên, giới thiệu những tấm gương tự học tiêu biểu. Nâng cao, ứng dụng các kỹ năng mềm vào hoạt động tự học.
  • Tăng cường các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập (projector, kết nối internet, cải thiện điều kiện phục vụ của thư viện trường như sách, mặt bằng..)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội, 7/2014
  2. Kỷ yếu hội thảo  VUN – Đà Nẵng 2006.
  3. Quy định đào tạo đại học và cao đẳng ở Đại học Điện lực (Ban hành theo quyết định số 577/QĐ – ĐHĐL-ĐT ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực).
  4. Tài liệu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo tín chỉ.
  5. Thomas Ehrlich (2003). The credit Hour and Faculty Instructional WorkloadJossey – Bass. San Francisco, tr 47.
  6. Thomas R. Wolanin (2003), The Student Credit Hour: An International Exploration. Jossey – Bass. San Francisco, tr. 101.
  7. Trích từ tham luận: “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam” của Eli Mazur và Phạm Thị Ly.
  8. Vũ Văn Tảo (1997). Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trên thế giới, tài liệu giáo dục đại học, NXB giáo dục, tr. 151.
  9.  Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15  tháng 8 năm 2007 về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.
  10. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục sửa đổi, Hà Nội.

Bạn cần hỗ trợ?